Có gì thay đổi Google trân trọng giới thiệu tab tài liệu trong Google Docs,…
Cloud Scalability là gì? So sánh cloud scalability và cloud elasticity
Trong quá trình sử dụng các dịch vụ máy chủ trên Cloud, doanh nghiệp thường xuyên phát sinh nhu cầu tăng giảm tài nguyên hệ thống để đáp ứng yêu cầu từ các chiến dịch mà vẫn đảm bảo vấn đề tối ưu chi phí, lúc này Cloud Scalability là tính năng doanh nghiệp cần quan tâm.
Cloud Scalability là gì?
Cloud scalability (khả năng mở rộng đám mây) là khái niệm chỉ việc việc tăng hoặc giảm các nguồn tài nguyên hệ thống để đáp ứng linh hoạt các nhu cầu phát sinh chẳng hạn như chạy chiến dịch hoặc xử lý một lượng lớn dữ liệu đột ngột tăng cao…
Cloud scalability là một trong những đặc điểm nổi bật của dịch vụ Cloud computing, nhờ khả năng mở rộng nhanh chóng dễ dàng giúp cho hệ thống doanh nghiệp rất ít hoặc không bị gián đoạn trong các trường hợp yêu cầu xử lý kết nối tăng cao hoặc lưu lượng truy cập bất thường. So với khả năng mở rộng đám mây, việc mở rộng trên cơ sở hạ tầng on-premise có thể mất hàng tuần hàng tháng và tiêu tốn chi phí rất lớn.
Lợi ích của Cloud Scalability
Một số lợi ích chính của Cloud Scalability có thể kể đến như sau:
- Đảm bảo sự linh hoạt và ổn định hệ thống: Lợi ích rõ ràng nhất của Cloud Scalability đó là đảm bảo được sự linh hoạt của máy chủ Cloud cho doanh nghiệp khi xảy ra những trường hợp phát sinh tăng đột biến. Với khả năng phản hồi nhanh chóng, Cloud Scalability giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa tình trạng gián đoạn hoặc dừng dịch vụ khi các hệ thống phát sinh các yêu cầu vượt xa mức thông thường nhờ đó đảm bảo sự ổn định vận hành hệ thống.
- Dễ quản lý thao tác: Việc quản lý cài đặt thêm các máy ảo ngay lập tức với Cloud Scalability thường được quản trị viên thực hiện khá dễ dàng với một số thao tác đơn giản trên hệ thống. Qua đó giúp tiết kiệm thời gian nguồn lực của đội ngũ IT so với việc quản lý trên Server vật lý.
- Tiết kiệm chi phí: So với việc mua trang bị hạ tầng server vật lý, bảo trì thì việc sử dụng dịch vụ cloud cùng khả năng Scale linh hoạt giúp doanh nghiệp tiết kiệm khoản chi phí đáng kể, bạn chỉ cần thanh toán phí dịch vụ cho đơn vị cung cấp Cloud theo đúng mức bạn sử dụng.
Cloud Scalability được sử dụng trong những tình huống nào:
- Khi chạy các chiến dịch Sales/ Marketing:
Thông thường khi doanh nghiệp tiến hành chạy các chương trình bán hàng khuyến mãi theo mùa, hệ thống sẽ phát sinh lượng truy cập rất lớn so với bình thường sau đó giảm dần khi kết thúc sự kiện khuyến mãi. Lúc này để đảm bảo hệ thống vẫn đáp ứng được tốc độ truy cập có khách hàng, Cloud Scalability sẽ giúp bạn nhanh chóng mở rộng đáp ứng yêu cầu tức thì từ hệ thống mà không cần phải xử lý hay mua thêm các tài nguyên bên ngoài, cũng như sẽ trả lại mức bình thường sau sự kiện nhờ đó tránh lãng phí mà vẫn đảm bảo sự ổn định linh hoạt của hệ thống.
- Khi thực hiện phân tích lượng dữ liệu lớn:
Cloud Scalability còn có tác dụng mở rộng tài nguyên như dung lượng bộ xử lý hay bộ nhớ trong khi phải xử lý các tác vụ vượt mức thông thường, chẳng hạn như xử lý một lượng lớn dữ liệu phức tạp hoặc các tác vụ AI & Machine Learning.
Cách thức hoạt động Cloud Scalability
Tính năng Cloud Scalability thường có 2 dạng cài đặt:
Manual Scaling (Scaling thủ công)
- Manual Scaling là hình thức phân bổ số lượng và loại tài nguyên một cách thủ công
- Ưu nhược điểm:
- Ưu điểm: Manual Scaling cung cấp cho người quản trị quyền kiểm soát và tính linh hoạt hơn đối với các tài nguyên phân bổ cho các ứng dụng và dịch vụ, bằng cách cho phép quyết định thời điểm và mức độ tăng hoặc giảm quy mô. Do đó Manual Scaling khá hữu ích cho những thay đổi có thể dự đoán hoặc theo kế hoạch, chẳng hạn như chiến dịch cao điểm theo mùa, chiến dịch khuyến mại hoặc trong thời gian bảo trì.
- Nhược điểm: Tuy nhiên, Manual Scaling cũng có một số nhược điểm, chẳng hạn như cần phải có sự can thiệp và giám sát của con người hơn, tiêu tốn nguồn lực thời gian cũng như làm tăng nguy cơ xảy ra lỗi, không đảm bảo được tính tự động hóa và linh hoạt.
AutoScaling (Scaling tự động)
- Auto Scaling là hình thức tự động thêm hoặc xóa tài nguyên dựa trên các số liệu và chính sách được xác định trước trên Cloud
- Ưu nhược điểm:
- Ưu điểm: Auto Scaling giúp cải thiện tính khả dụng, khả năng mở rộng và khả năng phục hồi của các ứng dụng và dịch vụ của hệ thống bằng cách điều chỉnh linh hoạt các tài nguyên để phù hợp với nhu cầu. Qua đó hỗ trợ tối ưu hóa chi phí và hiệu suất của cơ sở hạ tầng Cloud, doanh nghiệp sẽ tránh được tình trạng cung cấp quá thừa hoặc quá thiếu tài nguyên.
- Nhược điểm: Tuy nhiên, một nhược điểm rõ ràng của Auto Scaling là do thiết lập trước nên việc chọn số liệu và ngưỡng phù hợp để kích hoạt các hoạt động Scaling phải thật chính xác. Bên cạnh đó, các vấn đề về độ trễ và tính nhất quán trong các sự kiện Scaling cũng cần được quan tâm
Có mấy loại Cloud Scalability
Doanh nghiệp sẽ có nhiều lựa chọn cài đặt giải pháp Cloud Scalability thông qua các loại Public Cloud, Private cloud hay Hybrid Cloud
Có hai loại khả năng mở rộng cơ bản trong điện toán đám mây: Vertical Scaling và Horizontal Scaling
- Vertical Scaling (Scaling theo chiều dọc) hay còn được biết đến “scaling up” hoặc “scaling down”, với loại Scaling này bạn thêm hoặc bớt tài nguyên để nâng cấp bộ nhớ RAM và tăng sức mạnh bộ xử lý CPU của máy chủ. Thông thường, điều này có nghĩa là việc scaling này giới hạn dựa trên dung lượng máy chủ được scaled, việc mở rộng quy mô vượt mức này thường sẽ có downtime.
- Horizontal Scaling (Schaling theo chiều ngang) hay còn biết là “scaling in” và “scaling out”, với loại hình Scaling này bạn sẽ thêm nhiều tài nguyên hơn (như VPS) vào hệ thống để phân bổ khối lượng công việc trên các machine, từ đó tăng hiệu suất và dung lượng lưu trữ. Mở rộng theo chiều ngang đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp yêu cầu dịch vụ có tính sẵn sàng cao và downtime tối thiểu.
So sánh cloud scalability và cloud elasticity
Có thể bạn đã nghe qua về 2 thuật ngữ Cloud Scalability (khả năng mở rộng) và Cloud Elasticity (Khả năng co giãn), nghe thì có vẻ giống nhau nhưng đây là 2 khái niệm khác nhau:
- Cloud Elasticity: Độ co giãn đề cập đến khả năng tăng hoặc giảm linh hoạt của hệ thống để đáp ứng nhu cầu thay đổi về khối lượng công việc cần xử lý, chẳng hạn như lưu lượng truy cập web tăng đột biến. Hệ thống được trang bị Cloud Elasticity sẽ tự động điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu trong thời gian thực nhằm đảm bảo hệ thống vận hành ổn định.
- Cloud Scalability: Khả năng mở rộng của hệ thống, như được mô tả ở trên, đề cập đến khả năng tăng hoặc giảm tài nguyên hệ thống để đáp ứng các nhu cầu khác nhau về xử lý khối lượng công việc. Cloud Scalability cho phép tăng trưởng ổn định, lâu dài hơn theo cách được lên kế hoạch trước, trong khi Cloud Elasticity giải quyết những thay đổi tức thời.
- Cả Cloud Elasticity và Cloud Scalability đều là những tính năng quan trọng đối với một hệ thống, nhưng mức độ ưu tiên của tính năng này so với tính năng kia phụ thuộc một phần vào việc doanh nghiệp của bạn có khối lượng công việc có thể dự đoán được hay có tính biến đổi cao.
Cloud Scalability trên Google Cloud hoạt động như thế nào
Google Cloud Platform (GCP) là một nền tảng điện toán đám mây linh hoạt và có khả năng mở rộng cao nhất hiện nay, có thể giúp các doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của cơ sở người dùng ngày càng tăng. Tìm hiểu thêm về các tính năng Cloud Scalability Google Cloud
Trên đây là tổng hợp tất tần tật các thông tin về Cloud Scalability, hy vọng thông qua bài viết bạn sẽ có cái nhìn tổng quan và hiểu thêm về một trong những tính năng nổi bật nhất của Cloud Computing – là động lực thúc đẩy hàng triệu doanh nghiệp toàn cầu chuyển đổi lên Cloud.