Trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, việc đưa ra quyết định kinh doanh dựa…
Top 5 nền tảng điện toán đám mây trên thị trường
Điện toán đám mây (Cloud) ra đời thay đổi hoàn toàn cách thức các doanh nghiệp vận hành hệ thống công nghệ thông tin của mình. Lựa chọn một nền tảng Cloud điện toán đám mây phù hợp có thể coi như một trợ thủ đắc lực trong quá trình số hóa của các ngành công nghiệp. Hiện nay trên thị trường có top 5 nền tảng điện toán đám mây phổ biến, đó là nền tảng nào? Liệu đâu sẽ là nền tảng tối ưu cho doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số? Hãy tìm ra câu trả lời cho chính doanh nghiệp mình trong bài viết này.
Tổng quan về nền tảng Cloud điện toán đám mây
Đơn giản mà nói, Cloud Computing hay điện toán đám mây là việc cung cấp các dịch vụ điện toán (computing) – bao gồm server, lưu trữ, database, network, phần mềm, phân tích (analytic), AI – thông qua internet (hay cloud) để cung cấp sự chuyển đổi nhanh chóng, linh hoạt về tài nguyên, quy mô kinh tế dễ dàng.
Cụ thể, bạn sẽ chỉ cần trả phí cho những dịch vụ cloud bạn sử dụng, giúp giảm thiểu chi phí hoạt động, sử dụng cơ sở hạ tầng hiệu quả hơn, và có thể mở rộng hoạt động kinh doanh dễ dàng nếu cần thiết.
Top 5 nền tảng Cloud điện toán đám mây
Có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ đám mây nhưng công ty nào tốt nhất phụ thuộc vào nhu cầu kinh doanh hoặc ứng dụng của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một số yếu tố cần xem xét như trình độ chuyên môn, vị trí, chi phí, độ tin cậy, tính linh hoạt, bảo mật và tất nhiên là những thứ doanh nghiệp muốn thực hiện.
Amazon Web Service
Thành lập từ năm 2006, dịch vụ đám mây AWS của Amazon đã trở thành một trong những nền tảng công nghệ sáng tạo và có ảnh hưởng nhất thế giới. Amazon Web Services (AWS) là một chương trình dựa trên đám mây để xây dựng các giải pháp kinh doanh bằng cách sử dụng các dịch vụ web tích hợp. AWS cung cấp một loạt các dịch vụ IaaS và PaaS, bao gồm Elastic Cloud Compute (EC2), Elastic Beanstalk, Simple Storage Service (S3) và Relational Database Service (RDS).
Với việc hoạt động tại 6 vùng, 25 khu vực, 78 điểm hiện diện trên toàn thế giới, AWS trở thành nền tảng chuyên triển khai AI, cơ sở dữ liệu, máy học, đám mây 5G, đa đám mây và không máy chủ. AWS có ba mô hình định giá khác nhau: “Dùng đến đâu thanh toán đến đó”, “Tiết kiệm khi bạn đặt trước” và “Thanh toán ít hơn khi sử dụng nhiều hơn”.
Google Cloud Platform
Google Cloud Platform là nhà cung cấp dịch vụ đám mây của Google. Nếu doanh nghiệp quan tâm một cách nghiêm túc về độ trễ khi xây dựng các ứng dụng hướng đến hiệu suất thì Google Cloud là lựa chọn tốt nhất vì nó bao gồm GCP & Google Workspace (G Suite).
Google Cloud Platform có sẵn ở 22 khu vực, 61 khu vực và 140 điểm hiện diện tại hơn 200 quốc gia, giúp GCP trở thành một trong những mạng lớn nhất và nhanh nhất. Với cơ sở hạ tầng bảo mật nhiều lớp của Google Cloud, người dùng có thể yên tâm rằng mọi thứ doanh nghiệp xây dựng, lập trình hoặc lưu trữ sẽ được bảo vệ. Điều này được thực hiện thông qua cam kết về tính minh bạch và đội ngũ kỹ sư được đào tạo chuyên sâu của Google.
Google cũng cung cấp dịch vụ chuyển sang máy ảo một cách đơn giản với giá cả linh hoạt dựa trên các gói thanh toán “Dùng đến đâu thanh toán đến đó”. Điện toán đám mây của Google tuyên bố là nền tảng dẫn đầu khi nói đến giá cả so với những đối thủ lớn và doanh nghiệp có thể tự mình dùng thử dịch vụ miễn phí.
Công cụ của Google Cloud
Google Cloud có nhiều công cụ để đảm bảo hiệu suất và quản lý không mâu thuẫn, xung đột.
- Google Compute Engine (dịch vụ IaaS) cung cấp cho người dùng các phiên bản máy ảo để lưu trữ khối lượng công việc. Google App Engine (dịch vụ PaaS) cung cấp cho các nhà phát triển phần mềm quyền truy cập vào dịch vụ lưu trữ theo yêu cầu của Google và bộ công cụ phát triển phần mềm (SDK) để phát triển các ứng dụng chạy trên môi trường đám mây. Về mặt lưu trữ, Google Cloud Storage là một giải pháp lưu trữ năng động cao hỗ trợ cả SQL (Cloud SQL) và lưu trữ cơ sở dữ liệu NoSQL (Cloud Datastore). Tất cả các dịch vụ này có thể được truy cập bằng Internet công cộng hoặc thông qua các mạng chuyên dụng.
- Bên cạnh đó, các sản phẩm của Google cũng được cung cấp trên đám mây, bao gồm Google Workspace, Google Maps Platform, Google Hardware, Google Identity, Chrome Enterprise, Android Enterprise, Apigee, Firebase và Orbitera.
- Đặc biệt nổi bật với công nghệ AI (Machine Learning) các giải pháp của Google luôn có khả năng linh hoạt cao, dễ dàng mở rộng nâng cấp và tự động cập nhật thường xuyên.
Microsoft Azure
Microsoft Azure được ra mắt vào năm 2010 với tên gọi Windows Azure, và sau đó vào năm 2014, nó được đổi tên thành Microsoft Azure. Azure được kích hoạt chủ yếu thông qua các trung tâm dữ liệu do Microsoft quản lý, nền tảng này chứng tỏ là một giải pháp đáng tin cậy trong việc hỗ trợ phát triển, kiểm tra, triển khai và quản lý các ứng dụng và dịch vụ. Để phát triển web, nó cũng cung cấp hỗ trợ cho PHP, ASP.net và Node.js.
Với Azure, người dùng có thể chạy bất kỳ dịch vụ nào trên đám mây hoặc kết hợp nó với bất kỳ ứng dụng, trung tâm dữ liệu hoặc cơ sở hạ tầng hiện có. Điều này dẫn đến các gói dịch vụ được lựa chọn phù hợp hơn với nhu cầu.
Tất cả giá và gói của Microsoft Azure đều được trình bày rất chi tiết trên trang web của họ. Trang này bao gồm máy tính chi phí và dịch vụ “Dùng đến đâu thanh toán đến đó”. Mỗi kế hoạch có thể được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp.
IBM Cloud
IBM Cloud đổi tên từ IBM Bluemix, là một tập hợp các dịch vụ điện toán đám mây được cung cấp bởi gã khổng lồ công nghệ cùng tên là IBM. Trước đây, Bluemix được IBM phát triển như giải pháp dựa trên nền tảng đám mây mã nguồn mở – Cloud Foundry đi kèm với nền tảng (PaaS), hỗ trợ một số ngôn ngữ lập trình và dịch vụ cũng như được tích hợp DevOps để xây dựng, chạy, triển khai và quản lý các ứng dụng trên đám mây.
Nhưng hiện nay, IBM cung cấp các dịch vụ IaaS, SaaS và PaaS thông qua các mô hình công cộng, riêng tư, kết hợp và đa đám mây. IBM Cloud được tích hợp và quản lý bởi một hệ thống duy nhất có thể được điều khiển thông qua cổng web, API (Giao diện lập trình ứng dụng) hoặc các ứng dụng di động. Bên cạnh đó, IBM Cloud cung cấp một loạt các dịch vụ. Không phải tất cả chúng đều dựa trên đám mây: nó bao gồm cả máy chủ ảo và máy chủ dựa trên phần cứng, bao gồm mạng công cộng, riêng tư và mạng quản lý.
Và IBM Cloud cũng cung cấp khả năng tùy chỉnh máy chủ đầy đủ. Điều này có nghĩa là tất cả mọi thứ có trong máy chủ đều do doanh nghiệp lựa chọn. Bằng cách này, doanh nghiệp không phải trả tiền cho các tính năng mà họ có thể không bao giờ sử dụng.
Oracle Cloud
Oracle Cloud là một dịch vụ đám mây dựa trên ERP (Enterprise Resource Planning) giúp doanh nghiệp xây dựng, triển khai và quản lý khối lượng công việc trên đám mây hoặc tại chỗ. Oracle cung cấp hai dịch vụ chính: kiến trúc đám mây và lưu trữ dữ liệu.
Kiến trúc đám mây bao gồm quản lý dữ liệu, cơ sở dữ liệu và ứng dụng, trong khi đó đám mây dữ liệu Oracle chủ yếu để thúc đẩy phân tích dữ liệu lớn cho thông tin chuyên sâu về kinh doanh. Oracle cũng cung cấp một loạt các nền tảng SaaS (Software as a Service) như HCM, EPM, SCM và các công cụ truyền thông xã hội.
Dịch vụ đám mây của Oracle thực sự được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp hơn là các cơ sở kinh doanh nhỏ hoặc cá nhân. Oracle áp dụng chính sách thanh toán theo mức sử dụng cho Oracle Cloud. Và Oracle Cloud cũng cung cấp dịch vụ miễn phí bao gồm quyền truy cập không giới hạn vào hai cơ sở dữ liệu tự quản với Oracle Application Express (APEX) và Oracle SQL.
Kết luận
Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, rõ ràng các doanh nghiệp cần xác định nhu cầu và định hướng phát triển, để có thể lựa chọn nền tảng Cloud điện toán đám mây phù hợp, tối ưu hóa chi phí và hiệu suất. Với top 5 nên tảng điện toán đám mây này phần nào giúp bạn có thêm thông tin để lựa chọn nền tảng phù hợp cho doanh nghiệp. Hoặc liên hệ Gimasys để được tư vấn chiến lược chuyển đổi phù hợp với tình hình thực tế doanh nghiệp của bạn và trải nghiệm miễn phí nền tảng Cloud điện toán đám mây từ Google Cloud Platform:
Hotline: Hà Nội: 0987 682 505 – Hồ Chí Minh: 0974 417 099
Email: gcp@gimasys.com
Đăng ký tư vấn miễn phí: Tại đây.
Nguồn: Gimasys