Looker Studio là một nền tảng BI cho phép người dùng tạo báo cáo và…
Snapshot là gì? So sánh sự khác nhau giữa Snapshot và Cloud Backup
Trong quá trình cài đặt sử dụng hệ thống, việc phục hồi dữ liệu là điều thiết yếu để phòng các trường hợp hệ thống phát sinh sự cố, Snapshot là tính năng hỗ trợ cho quá trình này, cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ về khái niệm và cách thức hoạt động của Snapshot.
Snapshot là gì?
Snapshot là những hình ảnh được chụp nhanh trên hệ thống tại một thời điểm nhất định, hình ảnh này sẽ ghi lại chính xác trạng thái dữ liệu của hệ thống lúc chụp nhờ đó hỗ trợ khôi phục lại các phiên bản hệ thống một cách nhanh chóng thay vì phải khôi phục toàn bộ bản sao lưu hoàn chỉnh khi có các sự cố phát sinh.
Snapshot sau khi được tạo sẽ được lưu trữ ngay trên máy chủ, nơi chứa dữ liệu nguồn. Vòng đời của Snapshot thường sẽ độc lập với vòng đời của máy chủ, thông thường chúng sẽ tồn tại cho đến khi bị xóa bỏ.
Hiện Google Cloud cung cấp 3 dạng Snapshot là Standard, Instant và Archive, 3 loại này khác nhau bởi thời gian khôi phục dữ liệu (RTO) và vị trí lưu trữ Snapshot.
Tại sao nên sử dụng Snapshot trong lưu trữ dữ liệu
Như đã đề cập ở trên, mỗi khi có sự cố xảy ra, bạn thường muốn khôi phục lại trạng thái trước đó của hệ thống để loại trừ các vấn đề phát sinh. Với Snapshot, dữ liệu sẽ được khôi phục một cách nhanh chóng dễ dàng so với việc sử dụng các bản sao lưu backup đầy đủ nhờ đó hệ thống của bạn sẽ khôi phục lại trạng thái trước khi có sự cố trong thời gian sớm nhất.
(Ví dụ như khi bị nhiễm virus, snapshot sẽ giúp hệ thống quay lại tình trạng trước khi nhiễm virus nhanh chóng. )
Các loại của Google Cloud Snapshot khác nhau ở các mốc thời gian khôi phục như sau:
- Instant snapshots: cung cấp thời gian phục hồi nhanh nhất và tốt nhất..
- Standard snapshots: cung cấp thời gian phục hồi nhanh hơn Archive snapshots.
- Archive snapshots: có thời gian phục hồi lâu nhất, nhưng tiết kiệm chi phí lưu trữ.
Sự khác biệt Snapshot và Cloud backup
Snapshot và Cloud backup là hai giải pháp khác nhau trên Cloud, tùy theo mục đích sử dụng, khả năng bảo vệ dữ liệu mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn giải pháp phù hợp, một số so sánh giữa Snapshot và Cloud backup như sau:
Nội dung | Snapshot | Cloud backup |
Mục đích sử dụng | Phù hợp cho các bản lưu trữ sao lưu ngắn hạn, lưu trữ cùng vị trí dữ liệu gốc | Phù hợp cho các bản lưu giữ sao lưu dài hạn, lưu trữ dữ liệu ở nhiều vị trí khác nhau |
Khả năng bảo vệ dữ liệu | Snapshot sẽ được dùng với mục đích chính là khôi phục trạng thái của hệ thống trở về thời điểm ban đầu trước khi phát sinh lỗi hoặc dính virus | Cloud backup có khả năng bảo vệ dữ liệu tốt hơn, các dữ liệu thông tin quan trọng của doanh nghiệp sẽ được đảm bảo trước các cuộc tấn công mạng hoặc các thảm họa có thể xảy ra đột xuất với Cloud backup |
Khả năng khôi phục dữ liệu | Snapshot hỗ trợ phục hồi về trạng thái trước đó một cách nhanh chóng dễ dàng vì dữ liệu không phải được sao chép mà là các hình chụp nhanh | Cloud backup sẽ hỗ trợ khôi phục dữ liệu dựa trên các bản sao lưu backup từ dữ liệu chính, thời gian phục hồi dữ liệu phụ thuộc vào lượng dữ liệu người dùng cần khôi phục |
Hiệu suất hoạt động | Sử dụng Snapshot với các ổ đĩa khác nhau sẽ ảnh hưởng tới hiệu suất hoạt động của hệ thống, tùy vào số lượng ảnh chụp nhanh mà mức độ ảnh hưởng thay đổi. | Khi dữ liệu đang được sao lưu có thể làm giảm hiệu suất hoạt động của hệ thống, hiệu suất sẽ trở lại bình thường ngay khi quá trình sao lưu hoàn tất |
Tổng kết
Snapshot đem lại những lợi ích vượt trội trong vượt khôi phục dữ liệu hệ thống một cách nhanh chóng dễ dàng so với các bản sao lưu dài hạn của Cloud Backup. Tùy vào mục đích sử dụng, doanh nghiệp sẽ lựa chọn các giải pháp phù hợp. Hi vọng các thông tin bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn khái niệm snapshot là gì, cách thức hoạt động của snapshot và điểm khác biệt với Cloud backup.
Trong quá trình đăng ký sử dụng dịch vụ Google Cloud, cần tư vấn giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp của bạn, vui lòng liên hệ Gimasys – Google Cloud Premier Partner để được hỗ trợ:
- Email: gcp@gimasys.com
- SĐT: 0974417099