Trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, việc đưa ra quyết định kinh doanh dựa…
So sánh Google Appsheet và Power Apps! Lý do lựa chọn AppSheet
AppSheet vs Power Apps là 2 nền tảng No-code đang được rất nhiều quý khách quan tâm trong thời gian trở lại đây, khi mà các mô hình kinh doanh hiện nay thường đòi hỏi sự hỗ trợ từ các ứng dụng để tối ưu hóa năng suất công việc nhưng thường rất khó để tìm một hệ thống hoàn toàn phù hợp với quy trình làm việc mà vẫn đáp ứng được yêu cầu về chi phí. Các công ty lớn thường thuê cả 1 phòng IT để tạo ra các giải pháp tùy chỉnh dành riêng cho họ. Tuy nhiên, điều này sẽ tốn rất nhiều chi phí
May mắn thay, các nền tảng no-code cho phép bạn tạo ứng dụng mà không cần phải viết 1 dòng code nào. Việc tạo ra các giải pháp, chẳng hạn như phần mềm hỗ trợ từ xa, không còn dành riêng cho đội IT nữa. Nhiều nền tảng đi kèm với giao diện thân thiện với người dùng giúp bạn có thể xây dựng ứng dụng dành riêng dành riêng cho doanh nghiệp mà không cần phải theo học những khoá học phức tạp.
Tuy nhiên, để chọn nền tảng no-code phù hợp sẽ rất khó khăn với người dùng chung, đặc biệt nếu bạn không có kiến thức nền tảng về phát triển ứng dụng. Hôm nay Gimasys sẽ so sánh 2 nền tảng no-code nổi tiếng nhất hiện nay là Microsoft Power Apps và Google AppSheet để giúp bạn tìm được nền tảng phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.
Các nhân tố cần cân nhắc khi chọn nền tảng no-code
- Tính khả dụng: Một trong những mục tiêu chính của nền tảng no-code là giúp công việc của bạn dễ dàng hơn khi tạo ứng dụng. Toàn bộ hệ thống từ giao diện người dùng đến quy trình phát triển phải dễ hiểu. Bạn càng thông thạo tính năng của nền tảng, bạn càng tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.
- Hướng dẫn và hỗ trợ: Bạn hoặc nhóm của bạn sẽ gặp những vấn đề cản trở trong suốt quá trình phát triển ứng dụng. Ít nhất, bạn nên có quyền truy cập vào tài liệu hướng dẫn chi tiết. Nó phải đủ toàn diện để trả lời các câu hỏi của bạn từ cách sử dụng cơ bản của nền tảng đến các chức năng nâng cao. Có 1 số nhà cung cấp giải pháp thậm chí còn cung cấp hỗ trợ trả phí, giúp bạn có thể tham khảo ý kiến các chuyên gia của họ trong khi xây dựng ứng dụng của mình.
- Bảo mật: Quyền riêng tư và bảo mật là hai yếu tố bị bỏ qua nhiều nhất khi lựa chọn các ứng dụng phát triển no-code. Nếu bạn định sử dụng các ứng dụng trong doanh nghiệp của mình, điều quan trọng là phải kiểm tra xem dữ liệu của bạn có được bảo vệ khỏi hacker hoặc thậm chí là các nhà cung cấp dịch vụ hay không. Hãy nhớ rằng bạn sẽ tích hợp tài sản công ty của mình vào máy chủ của họ, vì vậy vấn đề bảo mật cũng nên được ưu tiên.
So sánh Google Appsheet với Power Apps
Quy trình phát triển ứng dụng
Một cách tốt để đánh giá nền tảng no-code có đáng để xem xét là xem liệu một người mới hoàn toàn có thể xây dựng một ứng dụng đơn giản mà không gặp bất kỳ vấn đề gì hay không. Khi thử nghiệm, bạn có thể đăng ký dùng thử miễn phí và tạo một ứng dụng đơn giản, ví dụ như ứng dụng checklist công việc để có thể trải nghiệm đầy đủ cách hoạt động của nó.
Sự kết hợp giữa giao diện đơn giản và quy trình làm việc dễ hiểu giúp Google AppSheet rất thân thiện với người mới sử dụng. Bạn có thể dễ dàng phát triển ứng dụng mà không bị ngợp. Hơn nữa, bạn có thể cô đọng các tính năng trên nền tảng để có thể tập trung vào các chức năng mà bạn cần. Nó cho phép tùy chỉnh giao diện để bạn có thể làm cho nó đơn giản hoặc đầy đủ tính năng tùy thích.
Tương tự, Microsoft Power Apps cố gắng đạt được sự đơn giản bằng cách đưa các tính năng khác nhau vào các danh mục giúp bạn truy cập hầu hết các chức năng cốt lõi chỉ trong vài cú nhấp chuột nhưng bạn không thể tùy chỉnh giao diện. Do đó bạn cần một chút hướng dẫn và học hỏi cơ bản trước khi xây dựng ứng dụng, và phương pháp tiếp cận này có thể không phù hợp với tất cả các kiểu người dùng.
Ở lần so sánh này, Microsoft Power Apps và Google AppSheet đang ở mức ngang nhau vì chúng đều có những mặt tích cực và tiêu cực về quy trình phát triển ứng dụng và giao diện nền tảng, nhưng Google AppSheet sẽ được đánh giá cao hơn nhờ giao diện thân thiện với người dùng
Tích hợp với hệ thống sẵn có
Hiện tại, đa số các doanh nghiệp đã có quy trình kinh doanh và các ứng dụng hỗ trợ, các nền tảng no-code sẽ giúp phát triển 1 số ứng dụng cho doanh nghiệp và cần tích hợp những ứng dụng mới xây này vào quy trình và ứng dụng sẵn có. Câu hỏi bạn cần đặt ra là liệu các ứng dụng tùy chỉnh có thể tích hợp liền mạch với hệ thống và các ứng dụng hiện có của bạn hay không. Nếu có bất kỳ thiết lập nào cần thiết, thì bạn nên chọn các nền tảng no-code yêu cầu cài đặt tối thiểu nhất có thể mà không cần các kỹ năng CNTT nâng cao.
Nếu bạn đang sử dụng các sản phẩm của Microsoft hoặc đã đăng ký Office 365, thì Power Apps sẽ hoạt động với hệ thống của bạn ngay lập tức. Vì là sản phẩm của Microsoft nên nó hỗ trợ và tích hợp với các phần mềm còn lại của Microsoft mà không cần thiết lập nhiều. Chính vì vậy, nó cũng có giới hạn tích hợp với Google Drive. Ngoài ra, trong quá trình cài đặt, bạn có thể thêm các tích hợp dữ liệu khác nhau kết nối với các bên thứ ba, chẳng hạn như Twitter hoặc Adobe, để mở rộng các chức năng của Power Apps.
Mặt khác, AppSheet cho phép bạn chuyển đổi liền mạch giữa các sản phẩm của Microsoft và Google. Vì được phát triển độc lập với hệ sinh thái của Google nên phiên bản hiện đại của AppSheet thừa hưởng khả năng tích hợp với các sản phẩm từ hai thương hiệu này. Nó hoạt động với Google Sheets, Google Docs, Google Forms, Excel on Dropbox, Office 365, Box, và Onedrive.
Tính ổn định và hiệu quả của ứng dụng
Giống như phát triển phần mềm thông thường, hoàn thiện một ứng dụng không có nghĩa là công việc của bạn đã hoàn thành. Bạn vẫn cần quan sát hiệu suất của nó, các vấn đề về chức năng và sự ổn định tổng thể.
Ứng dụng Microsoft Power Apps thường hoạt động tốt trên hầu hết các thiết bị. Tuy nhiên, người dùng báo cáo rằng giao diện của nó có thể bị lỗi trên một số thiết bị Android và iPad. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sử dụng ứng dụng của bạn. Hơn nữa, nếu bạn muốn ứng dụng của mình hoạt động ngoại tuyến, bạn phải thực hiện thêm các bước để ứng dụng có thể lưu dữ liệu cục bộ. Điều này cho phép bạn kiểm soát chi tiết hành vi của nó. Tuy nhiên, bạn sẽ mất thêm thời gian và công sức để thiết lập.
Vì AppSheet được hỗ trợ bởi Google nên các ứng dụng của bạn sẽ hoạt động mà không gặp bất kỳ sự cố nào trên các thiết bị Android. Tuy nhiên, bạn vẫn nên kiểm tra hiệu suất của nó, đặc biệt nếu nhóm của bạn đang có kế hoạch cài đặt ứng dụng trên các thiết bị khác nhau. Không giống như các ứng dụng Power Apps, ứng dụng AppSheet hoạt động ngoại tuyến. Điều đó có nghĩa là ứng dụng của bạn sẽ hoạt động tốt nếu bạn gặp sự cố mất kết nối. Như vậy, đây là một điểm cộng cho Google.
Tổng kết
Qua những so sánh giữa Google AppSheet và PowerApps ở trên, ta cho thể thấy AppSheet đang có lợi thế hơn ở thị trường Việt Nam nhờ các tính năng dễ sử dụng, giao diện thân thiện với người dùng và dữ liệu có thể được kết nối từ nhiều nguồn. Đặc biệt với những khách hàng đang sử dụng dịch vụ Google Workspace thì việc tích hợp AppSheet vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp sẽ thuận tiện và đơn giản hơn bao giờ hết.
Nếu quý doanh nghiệp muốn tìm hiểu thêm về nền tảng “no-code” hay AppSheet này thì có thể kết nối với Gimasys – đối tác cấp cao của Google Cloud tại Việt Nam để được tư vấn giải pháp xây dựng ứng dụng theo nhu cầu riêng của doanh nghiệp nhé. Liên hệ ngay:
- Gimasys – Google Cloud Premier Partner
- Hotline: Hà Nội: 0987 682 505 – Hồ Chí Minh: 0974 417 099
- Email: gcp@gimasys.com