Có gì thay đổi Google trân trọng giới thiệu tab tài liệu trong Google Docs,…
[Update] Xu hướng chuyển đổi số năm 2021 là gì?
Đã có một thời gian dài, tồn tại một điều tất yếu rằng để dẫn đầu đối thủ cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các doanh nghiệp và tổ chức từ hầu hết mọi lĩnh vực sẽ phải chuyển đổi số. Thực tế, chuyển đổi số không có gì mới. Các doanh nghiệp thuộc mọi ngành, mọi lĩnh vực đang dần chuyển sang sử dụng công nghệ và các giải pháp phần mềm hiện đại để nâng cao danh mục sản phẩm và dịch vụ, số hóa dữ liệu, tối ưu hóa quy trình và cắt giảm chi phí hoạt động. Ngày nay, các doanh nghiệp đang chịu áp lực ngày càng tăng trong việc duy trì tính cạnh tranh và tạo ra trải nghiệm kết nối với công nghệ số. Xu hướng chuyển đổi số sẽ ngày càng trở thành tâm điểm của sự đầu tư trong doanh nghiệp.
Tổng quan về chuyển đổi số
Chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi từ quy trình, hệ thống quản lý và vận hành doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số, bằng cách áp dụng các công nghệ mới như điện toán đám mây (Cloud Computing), dữ liệu lớn (Big data), Internet vạn vật (IOT), …Từ đó, thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty
Ở cấp độ công ty, chuyển đổi số là việc tích hợp các giải pháp số vào cốt lõi vận hành của doanh nghiệp, thay đổi sâu sắc cách hoạt động của doanh nghiệp để tạo ra các quy trình kinh doanh mới, trải nghiệm khách hàng và văn hóa tổ chức. Nó không chỉ tái tạo lại những phương pháp truyền thống mà còn có thể sáng tạo những phương pháp mới để đáp ứng những kỳ vọng thay đổi của thị trường.
Với mỗi một doanh nghiệp có cách thức vận hành, mô hình tổ chức khác nhau thì định nghĩa về chuyển đổi số cũng khác. Nhưng nhìn chung, có thể hiểu chuyển đổi theo nghĩa rộng rãi là “định hình lại các ngành bằng cách tái cơ cấu các mô hình hoạt động và kinh doanh hiện có”
Phân biệt chuyển đổi số với số hóa và khai thác cơ hội số
Số hóa (Digitization) là sự chuyển đổi từ analog sang digital, trong khi khai thác cơ hội số là việc sử dụng công nghệ số và dữ liệu được số hóa để tác động đến cách hoàn thành công việc, chuyển đổi cách khách hàng và công ty hợp tác và tương tác, đồng thời tạo ra các luồng doanh thu mới.
Khai thác cơ hội số (Digitalization) là “việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh và cung cấp các cơ hội tạo ra giá trị và doanh thu mới; đó là quá trình chuyển sang kinh doanh số. ” Tuy nhiên, điều này đặt ra câu hỏi: kinh doanh số là gì? I-SCOOP đưa ra câu trả lời. Họ cho rằng một doanh nghiệp số là kết quả của vô số quy trình khai thác cơ hội số (tức là đi từ chuỗi cung ứng sang chuỗi cung ứng với công nghệ số và là một bước thiết yếu để hướng tới chuyển đổi số.
Về cốt lõi có lập luận rằng khai thác cơ hội số không thể xảy ra nếu không có số hóa. Số hóa đề cập đến việc tối ưu hóa nội bộ của các quy trình (ví dụ: tự động hóa công việc, giảm thiểu giấy tờ) và dẫn đến giảm chi phí. Ngược lại, khai thác cơ hội số là một chiến lược hoặc quy trình vượt ra ngoài việc triển khai công nghệ để bao hàm một sự thay đổi sâu sắc hơn, cốt lõi hơn đối với toàn bộ mô hình kinh doanh và sự phát triển của công việc.
Ở cấp độ cao nhất là chuyển đổi số (Digital Transformation), mặc dù các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thường sử dụng số hóa như một thuật ngữ bao trùm cho chuyển đổi số, các thuật ngữ này rất khác nhau. Chuyển đổi số đòi hỏi áp dụng rộng rãi hơn nhiều công nghệ số và thay đổi văn hóa. Chuyển đổi số là về con người hơn là về công nghệ số. Nó đòi hỏi những thay đổi của tổ chức trong việc lấy khách hàng làm trung tâm, được hỗ trợ bởi sự lãnh đạo, thúc đẩy bởi những thách thức cơ bản đối với văn hóa doanh nghiệp và tận dụng các công nghệ trao quyền và tạo cơ hội cho nhân viên.
Những xu hướng chuyển đổi số năm 2021
Sau đại dịch COVID-19, quá trình chuyển đổi số đã tăng tốc nhằm thay thế phương pháp chậm nhưng ổn định trước đây. Đối mặt với những thách thức chưa từng có, các doanh nghiệp không có lựa chọn nào khác ngoài việc thích ứng với môi trường kinh doanh đã thay đổi hoàn toàn. Cùng nhìn về phía trước, đây là một số xu hướng chuyển đổi số cần xem xét vào năm 2021.
Đổi mới, Thực hiện & Triển khai với tốc độ nhanh
Đại dịch đã dẫn đến việc các công ty phải đổi mới chỉ trong một đêm, giải pháp tối ưu là có các dịch vụ phù hợp với mục đích và được sử dụng liền mạch. Tuy nhiên, nhiều công ty đã phải bất ngờ nâng cấp hệ thống và cung cấp phần cứng để cho phép một nơi làm việc với công nghệ số hoạt động đầy đủ, những điều này bắt buộc phải được thực hiện và triển khai với tốc độ nhanh.
Sự đổi mới và triển khai nhanh chóng này sẽ là sự chuẩn bị cần thiết trong suốt năm 2021 khi các nhóm kỹ thuật số làm việc. Thông qua đó nhằm thúc đẩy nơi làm việc kỹ thuật số của họ trong suốt cả năm bằng các công cụ mới để cho phép duy trì trải nghiệm khách hàng trong thế giới làm việc từ xa. Các kế hoạch mở rộng đã bị trì hoãn trong năm vừa qua có thể sẽ quay trở lại vào năm mới dẫn đến nhiều người mới bắt đầu có nhu cầu cần phần cứng nhanh chóng. Cơ sở hạ tầng và phần cứng tổng thể của các công ty sẽ phải được thống nhất với một chiến lược hỗ trợ nhân viên trong nhiều năm tới.
Phát triển lực lượng lao động
Có công nghệ và hệ thống mới là điều tuyệt vời nhưng chúng ta cần có một lực lượng lao động lành nghề có thể vận hành hiệu quả trong môi trường làm việc ứng dụng công nghệ số, điều này đòi hỏi sự phát triển và đào tạo chuyên nghiệp cho tất cả nhân viên bên cạnh sự hỗ trợ hàng ngày. Trong một năm mà việc phát triển nguồn nhân lực (Learning & Development) khó thực hiện hơn, việc nâng cao kỹ năng của nhân viên là một nhu cầu nổi bật hơn bao giờ hết. Với sự tăng tốc của chuyển đổi số, các kỹ năng chưa hoàn thiện sẽ cần được lấp đầy vào năm 2021 và việc cung cấp điều này sẽ được thực hiện dựa trên số hóa.
Cách tốt nhất để tạo ra một nền văn hóa học tập được nhân viên ở tất cả các cấp hoàn toàn ủng hộ là bắt đầu từ cấp trên, các kỹ năng lãnh đạo cần thiết đã thay đổi và bị thách thức trong quá trình diễn ra đại dịch. Một trong những điều đầu tiên mà các công ty cần giải quyết là nâng cao kỹ năng cho các trưởng nhóm của họ để quản lý một nhóm phân bổ nhiều nơi và đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm đều được hỗ trợ.
Làm việc từ xa lên ngôi
Một phần trong việc đổi mới và phát triển các kỹ năng của nhân viên nhanh hơn là tạo ra một môi trường làm việc gắn kết hoàn toàn ngay cả với lực lượng lao động phân bổ nhiều nơi. Ngoài ra, trải nghiệm của nhân viên cần phải hoàn hảo để duy trì lực lượng lao động vui vẻ và hiệu quả.
Làm việc từ xa có thể khó khăn, đặc biệt là làm việc từ một màn hình máy tính xách tay, có nhiều đổi mới thông qua công nghệ có thể tăng hiệu suất làm việc cá nhân. Sự tập trung, chú tâm là một khía cạnh khác của làm việc từ xa và trải nghiệm của nhân viên sẽ là một chủ đề nổi bật vào năm 2021. Để thúc đẩy sự tham gia của nhân viên trong một lực lượng lao động phân tán nhiều nơi, chúng ta cần lực lượng lao động của mình kiểm soát tình trạng sức khỏe của chính họ, đây là điều cần được thúc đẩy xuyên suốt trong doanh nghiệp từ trên xuống dưới. Tìm hiểu bộ ứng dụng Google Workspace
An ninh mạng
Làm việc từ xa rõ ràng là các công ty cần đảm bảo nhân viên của họ đang làm việc trong một nơi làm việc với môi trường công nghệ số an toàn và bảo mật. Điều này yêu cầu các tác vụ quản trị được quản lý tập trung và có thể được cập nhật trên tất cả các máy một cách dễ dàng, với thời gian ngừng hoạt động tối thiểu. Việc chuyển sang làm việc tại nhà đã làm tăng mức độ đe dọa từ các cuộc tấn công lừa đảo và mạng không an toàn, đây sẽ là một lĩnh vực mà các IA Managers quan tâm trong năm tới. Cần phải giải quyết vấn đề đau đầu khi vận hành máy móc trong các mạng không an toàn, không cài đặt quyền cho phép các ứng dụng có thể được sử dụng. Và việc chuyển sang hệ thống quản lý có tính minh bạch hoàn toàn của mạng phân tán sẽ là điều vô cùng quan trọng.
Quản lý dữ liệu trên cloud với xác thực hai chiều là một cách tuyệt vời nhằm duy trì một môi trường an toàn để chỉ những nhân viên có liên quan mới có quyền truy cập vào dữ liệu nhạy cảm, thông tin nhân viên và khách hàng.
Điện toán đám mây
Làm việc trong cloud thậm chí còn đặc biệt chính yếu hơn khi làm việc với các nhóm ở xa, khả năng truy cập dữ liệu và làm việc trên các ứng dụng nền tảng đám mây là rất quan trọng đối với năng suất và giữ cho phần cứng hoạt động tối ưu. Các dịch vụ như ảo hóa cho các ứng dụng gốc không phải đám mây là thứ mà nhiều công ty sẽ tìm cách khai thác, chế ngự trong năm 2021. Với sự thúc đẩy cộng tác thông qua cách làm việc mọi lúc, mọi nơi có sẵn cho tất cả mọi người.
Tương lai trước mắt của đa số các lĩnh vực, công việc và ngành nghề rõ ràng là trong một môi trường làm việc từ xa, điều này đi kèm với cả những trở ngại và cơ hội. Một tín hiệu khả quan rằng động lực chuyển đổi số gần đây có thể dẫn đến một chiến lược đổi mới cho phép lực lượng lao động có công nghệ tiên tiến để làm việc từ xa tốt hơn bao giờ hết và cung cấp dịch vụ cho khách hàng với tốc độ nhanh trong mọi tình huống.
Sự phát triển của điện toán đám mây đã có thành tựu trong những xu hướng ngày một tối ưu và hoàn thiện hơn. Với sự ra đời của nền tảng hybrid cloud và multi-cloud đã khiến thị trường cloud computing trở nên sôi động cũng như có nhiều lựa chọn hơn cho người dùng, doanh nghiệp với từng nhu cầu và mục tiêu phát triển riêng. Giờ đây, trong năm 2021 tiếp theo, các nền tảng cloud có sự góp mặt của Google Cloud Platform, Amazon Web Services và Microsoft Azure, … sẽ ngày càng nâng cấp, tối ưu hơn cho xu hướng chuyển đổi số của các doanh nghiệp.
Nhìn chung, năm 2021 sẽ chứng kiến những chuyển biến chưa từng có trong cơ cấu tổ chức và vận hành các doanh nghiệp. Đứng trước những cơ hội cũng như thách thức từ các xu hướng chuyển đổi số, doanh nghiệp nếu bắt kịp và chuẩn bị lộ trình chuyển đổi số phù hợp sẽ gặt hái được những thành tựu, duy trì được vị thế và dẫn dắt trong lĩnh vực mình kinh doanh. Năm đầu tiên của một thập kỉ mới sẽ là năm đánh dấu xu hướng chuyển đổi số được thúc đẩy và phát triển thịnh hành hơn nữa.
Liên hệ Gimasys để được tư vấn chiến lược chuyển đổi phù hợp với tình hình thực tế doanh nghiệp của bạn và trải nghiệm miễn phí dịch vụ Google Cloud Platform:
Hotline: Hà Nội: 0987 682 505 – Hồ Chí Minh: 0974 – 417 – 099
Email: gsuite@gimasys.com