bỏ qua Nội dung chính
Chào mừng bạn đến với Gimasys!
Hotline: +84 974 417 099 (HCM) | +84 987 682 505 (HN) gcp@gimasys.com

Khi các tổ chức tài chính “lên mây” cùng Google Cloud Computing

Cũng giống như bất kỳ lĩnh vực nào khác, các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính cũng phải đối mặt với những thách thức như quản lý rủi ro, tìm kiếm cho mình cơ hội tăng trưởng lớn hơn, mức lợi nhuận cao hơn, cố gắng mang lại trải nghiệm khách hàng hàng tốt hơn. Tuy nhiên, cũng vì hoạt động trong lĩnh vực tài chính mà các doanh nghiệp này thường xuyên phải đương đầu với rất nhiều biến động trong thị trường và sự thay đổi của luật hiện hành. Đặc biệt là với khối lượng dữ liệu khổng lồ tích luỹ qua hàng năm nhưng lại không thể tiếp tục… “vật lộn” với hệgoogle thống thông tin “cổ đại”, ngày càng có nhiều doanh nghiệp lựa chọn di chuyển lên mây – ứng dụng công nghệ điện toán đám mây Cloud Computing vào vận hành.

1/ Tại sao các tổ chức tài chính lại di chuyển lên Cloud – ứng dụng điện toán đám mây?

Từ trước tới nay, mặc dù sự phát triển và ứng dụng của điện toán đám mây ngày càng trở nên mạnh mẽ thì vẫn luôn có một vài ngành “đứng ngoài cuộc chơi”. Điển hình nhất chính là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính – những đơn vị luôn có thái độ vô cùng dè dặt, cẩn trọng khi muốn ứng dụng điện toán đám mây. Nguyên nhân chính đến từ những quy tắc bảo mật đã có phần lỗi thời. Nhưng trong kỷ nguyên số phát triển như hiện nay, thái độ và quan điểm đó có lẽ cần phải được nhìn nhận lại bởi một thực tế rằng: Điện toán đám mây chính là trung tâm của làn sóng chuyển đổi số. Và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính lại được nhìn nhận như một trong những đơn vị năng động và nhạy cảm nhất với những đổi mới, sáng tạo.

Khi các tổ chức tài chính "lên mây" cùng Google Cloud Computing 1

Trong cuộc trao đổi giữa Chủ tịch phụ trách mảng đối tác toàn cầu của Google Cloud – Tariq Shaukat – và một số tổ chức tài chính hiện nay, Tariq đã nhận được rất nhiều chia sẻ về lợi ích mà điện toán đám mây mang lại cho họ. Một trong những yếu tố then chốt đầu tiên khi di chuyển lên mây chính là để mang lại sự tăng trưởng và tìm kiếm sự khác biệt, giảm chi phí và chuyển đổi doanh nghiệp của mình theo hướng linh hoạt hơn, đổi mới sáng tạo hơn.

Bằng cách ứng dụng công nghệ Cloud, họ muốn hiện đại hóa những hệ thống đã có “tuổi đời” từ lâu, nâng cao trải nghiệm của khách hàng thông qua API của Machine learning, tạo ra những hệ sinh thái có kết nối chặt chẽ với nhau để từ đó có được hiệu suất cao hơn, tìm kiếm được những mô hình kinh doanh mới cùng những cơ hội mới. Điểm chung của những doanh nghiệp này khi nhắc đến điện toán đám mây là: Cloud Computing không chỉ là yếu tố thúc đẩy hiệu quả và năng suất mà còn là yếu tố thúc đẩy sự đổi mới.

2/ Các tổ chức tài chính nào đã lên mây cùng Google Cloud?

2.1. HSBC cùng Chiến lược “Cloud – First”

Trong trường hợp bạn chưa rõ: Byte là một đơn vị dùng để lưu trữ các dữ liệu trong máy tính, nó dùng để mô tả một dãy bit cố định, mỗi byte có 8 bit. 

Theo cách tính này, 1 petabyte là một đơn vị thông tin bằng với hàng nghìn triệu triệu, hay nói ngắn gọn là 250 byte. Tức là 1 petabyte lưu trữ một khối lượng thông tin cực kỳ đồ sộ. 

Và HSBC hiện có 169 petabyte dữ liệu trên máy chủ của mình. Một năm trước đó thôi, ngân hàng này chỉ có 100 petabyte.

Khi các tổ chức tài chính "lên mây" cùng Google Cloud Computing 2

“Đây chính là lý do mà chúng tôi di chuyển lên cloud” – David Knott – Giám đốc hạ tầng kỹ thuật IT của HSBC tại Anh chia sẻ. “Quản lý một khối lượng dữ liệu lớn như vậy tốn rất nhiều công sức và nguồn lực máy tính. Chúng tôi phát hiện ra rằng mình đang dành phần lớn thời gian để quản lý cơ sở hạ tầng cho dữ liệu, thay vì sử dụng dữ liệu để tìm hiểu xem điều mà khách hàng mong đợi là gì”. 

  • Khả năng tính toán tốc độ: Một ví dụ cho thấy ứng dụng của Cloud với HSBC thể hiện ở quy trình báo cáo tính thanh khoản toàn cầu. Trước đây, hoạt động báo cáo hàng ngày phải mất 14 tiếng mới có thể hoàn thành trên các máy chủ chính, giờ đây nó chỉ tốn ít hơn 3 giờ đồng hồ với Google Cloud. Ứng dụng thanh toán dành cho người dùng của ngân hàng này – Payme – đã từng tiêu tốn mất 6 tiếng để xử lý một số báo cáo hành vi nhất định khi được quản lý trên hệ thống on-premise, nhưng giờ đây nó chỉ tốn 2 phút.
  • Sự thay đổi trong chiến lược: Việc lên mây với công nghệ cloud computing chính là một bước ngoặt lớn so với những ngân hàng khác như BNP Paribas, Citi hay Standard Charter – những đơn vị đã từng khẳng định rằng họ sẽ chỉ sử dụng on-premise cloud (hay những máy chủ mà họ sở hữu – proprietary server); cloud computing với những ngân hàng này chỉ được sử dụng đối với những dữ liệu chung. Nguyên nhân chính đến từ nỗi lo sợ bị mất quyền kiểm soát với dữ liệu, nguy cơ rò rỉ dữ liệu, nguy cơ bị kiểm soát khi chỉ làm việc với một nhà cung cấp duy nhất, rủi ro về pháp luật ở những nơi dữ liệu được lưu trữ. Thực tế, HSBC cũng phải đối mặt với những rủi ro này nhưng từ hai năm trước, ngân hàng này đã quyết định làm việc với nhiều đơn vị cung cấp khác nhau (bao gồm cả Google, AWS và Microsoft) để nâng cao năng lực của mình, đáp ứng được nhu cầu của các ngân hàng toàn cầu, thay vì chọn cách từ chối công nghệ.

2.2. Paypal với mong muốn ứng dụng Machine Learning

Ban đầu, Paypal chuyển sang ứng dụng công nghệ điện toán đám mây với mục đích “scale-up” – dễ dàng tăng hay giảm nguồn lực theo tình hình thực tế mà không gây lãng phí. Nhưng ngay sau đó, Paypal cũng nhận ra được tiềm năng và nhanh chóng chuyển sang tìm kiếm những khả năng hữu ích mà Machine Learning có thể làm được đối với dữ liệu của doanh nghiệp. 

Trong thực tế, nhiều tổ chức tài chính cũng đang tìm hiểu xem những công cụ như API Machine Learning có thể giúp cải tiến trải nghiệm khách hàng như thế nào – từ việc cải thiện chatbot cho tới định tuyến case thông minh (intelligent case routing) – mà không cần phải tự xây dựng và đào tạo các mô hình mẫu của riêng mình. Việc phân tích dữ liệu giúp họ mang lại nhiều trải nghiệm mang tính cá nhân hóa hơn cho người dùng. Và với sự phát triển của những nhân tố xấu, nguy cơ tấn công mạng ngày càng nhiều, việc ứng dụng Machine Learning sẽ giúp các đơn vị như Paypal có thể phát hiện sớm hơn những yếu tố bất thường, giảm tỷ lệ báo động nhầm và cản trở những nỗ lực lừa đảo, gian lận từ bên ngoài.

Khi các tổ chức tài chính "lên mây" cùng Google Cloud Computing 3

3/ Google Cloud Platform có thực sự đáp ứng được các quy tắc trong ngành tài chính?

Với mức độ nhạy cảm trong thông tin mà các tổ chức tài chính phải lưu trữ và xử lý, chắc chắn lí do phản đối đầu tiên và quan trọng nhất mà các doanh nghiệp này sẽ đưa ra chính là sự kiểm soát tuyệt đối với dữ liệu của mình. Hiểu được điều này, Google Cloud ngay từ đầu đã được thiết kế, xây dựng và vận hành với yếu tố cốt lõi là sự bảo mật. Các sản phẩm của Google bắt buộc phải có được sự đánh giá và xác nhận độc lập để có được các chứng nhận theo tiêu chuẩn toàn cầu, liên quan tới bảo mật – quyền riêng tư. Một số chứng nhận này bao gồm NIST 800-53 (FedRAMP),  ISO 270XX, FISC in Japan and MTCS (Singapore) Tier 3.

Khi sử dụng công nghệ của Google, chính khách hàng là người có khả năng sở hữu dữ liệu của mình và quyết định những vấn đề lưu trữ trên Google Cloud, ví dụ như: tách biệt dữ liệu, kiểm soát theo vùng địa lí, quản lý/thu hồi khóa mã hóa. 

Đây cũng chính là lý do mà Credit Karma chuyển sang sử dụng Google Cloud. Credit Karma là một công ty có trụ sở tại San Francisco chuyên dịch vụ trực tuyến cho phép bạn kiểm tra điểm tín dụng của mình miễn phí, với số lượng người dùng hiện tại lên tới 80 triệu người. CTO của doanh nghiệp này – Ryan Graciano cho biết: việc duy trì tinh thần “phòng thủ” và luôn cảnh giác cao độ với mọi vấn đề bảo mật cho phép chúng tôi mang đến cho người dùng những trải nghiệm tốt hơn trong môi trường tài chính phức tạp. Credit Karma hoạt động dựa trên niềm tin của người dùng nên bảo mật luôn luôn là một yếu tố tối quan trọng khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ Cloud.

Khi các tổ chức tài chính tìm kiếm cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh trên phạm vi toàn cầu, họ càng ngày càng dễ dàng tìm thấy câu trả lời trong công nghệ Cloud Computing. Mặc dù thực tế là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, việc ứng dụng điện toán đám mây mới chỉ ở thời kì sơ khai, nhưng những lợi ích mà chúng đem lại thì không ai có thể phủ nhận và việc di chuyển lên mây chỉ là điều sớm hay muộn. Lúc này câu hỏi sẽ không còn là “Có nên di chuyển lên Cloud hay không” mà là “Làm thế nào để chuyển dịch lên Cloud”.

Nếu doanh nghiệp của bạn cũng đang tìm kiếm câu trả lời cho việc câu hỏi “Làm thế nào…?” thì chúng tôi luôn sẵn sàng cùng bạn tìm ra câu trả lời để có thể chuyển dịch lên Cloud cùng Google.

Nguồn: Gimasys

Trở lại đầu trang
0974 417 099