Có gì thay đổi Google trân trọng giới thiệu tab tài liệu trong Google Docs,…
How to create a business website in 5 steps
Trong kỉ nguyên số hiện nay, việc không có website đồng nghĩa với việc doanh nghiệp của bạn mất đi một lượng lớn khách hàng và uy tín bị sụt giảm đáng kể. Và chắc chắn bạn sẽ không muốn doanh nghiệp mình chỉ xuất hiện trên mạng xã hội và bỏ qua một lượng lớn khách hàng từ google đúng không nào? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn tạo website doanh nghiệp với 5 bước cực kì đơn giản.
Bước 1: Chọn và đăng kí tên miền cho doanh nghiệp.
Khi muốn tạo một website cho doanh nghiệp, đầu tiên, bạn phải suy nghĩ về tên thương hiệu mà bạn sẽ đưa lên website. Ví dụ: thietkeweb.edu.vn
Trước tiên, hãy kiểm tra xem liệu tên website của bạn có khả dụng hay không với các đơn vị cung cấp tên miền, nếu vẫn còn khả dụng thì bạn có thể đăng kí tên miền này còn nếu không thì bạn sẽ phải điều chỉnh lại tên miền để có thể tiếp tục mua hàng
Một lưu ý quan trọng nữa mà bạn rất nên cân nhắc, đó là khi sản phẩm hay dịch vụ của bạn có khách hàng đa phần ở Việt Nam thì bạn bên chọn tên miền .VN hoặc .COM.VN vì đây là 2 hậu tố rất thân thiện với người dùng VN, thay vì các hậu tố khác như .NET hoặc .INFO,.
Một số lưu ý để tìm được tên miền cho doanh nghiệp
Khi tên miền của bạn đã được ai đó đăng kí thì bạn nên cân nhắc một số điểm sau khi tìm tên thay thế:
- Tránh dùng các kí tự đặc biệt như (-) (+) vì nó khó nhớ và gây khó khăn cho người dùng khi nhập liệu
- Tên miền phải dễ phát âm và dễ được nhớ tới. Giữ tên của bạn càng ngắn càng tốt và tránh dấu chấm câu như dấu gạch ngang. Hãy đảm bảo ai đó có thể tìm thấy miền của bạn nếu họ nghe thấy to tiếng.
- Thêm địa chỉ vào URL cũng là một ý kiến không tồi khi bạn chỉ có ý định tiếp cận tới khách hàng trong thành phố. Ví dụ như: dienuocquangtri.com, suachuatulanhhanoi.com.vn v.v….. Đặc điểm của các tên miền là rất dễ SEO lên top Google vì có cụm từ tìm kiếm trong domain
Bước 2: Chọn nền tảng web và hosting phù hợp với doanh nghiệp của bạn
Khi bạn đã chọn được tên miền phù hợp, thì bước tiếp theo bạn sẽ phải chọn máy chủ để lưu trữ nội dung web. Nhưng trước đó bạn nên có một chút kiến thức để phân biệt vps với hosting và cloud. Ở thời điểm hiện tại thì máy chủ cloud của Google (Google Cloud Platform) cùng với nền tảng webiste WordPress đang được ưa chuộng bởi tính linh động cùng với uy tín đến từ chất lượng sản phẩm của họ.
Google Cloud Platform (GCP) là nền tảng điện toán đám mây cho phép các doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu website. Bên cạnh thành công từ việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp với bộ ứng dụng văn phòng Google Workspace customers bao gồm email tên miền cho doanh nghiệp, giải pháp phòng họp trực tuyến, chia sẻ dữ liệu v.v…. Thì Google còn mang đến cho người dùng gói sản phẩm GCP với mức độ bảo mật và độ an toàn cực cao, nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ này.
Còn với WordPress vốn là nền tảng website phổ biến nhất thế giới hiện nay bởi những tính năng vô cùng mạnh mẽ như hỗ trợ chuẩn SEO, kho plugin phong phú cùng với hệ thống giao diện luôn được cập nhập hằng ngày bởi các nhà phát triển hàng đầu thế giới. Với wordpress, bạn hoàn toàn có thể trang bị cho mình một website miễn phí với đầy đủ tính năng cùng giao diện lung linh với các bước vô cùng đơn giản.
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ 500$ CHO DOANH NGHIỆP
Bước 3: Lên kế hoạch nội dung cho website doanh nghiệp
Chắc hẳn bất kì ai cũng muốn tạo website doanh nghiệp và làm cho nó xuất hiện trên top Google , vì điều đó có nghĩa là bạn sẽ không phải tốn chi phí ra chạy google ads mà vẫn có được lượng khách hàng thường xuyên trên website của mình. Nhưng để làm được điều đó, bạn cần phải định hình được nội dung mà website sẽ cung cấp, những nội dung nào sẽ thu hút được người dùng và nội dung nào sẽ dẫn dắt người dùng đến với trang bán hàng của bạn?
Nếu không có kiến thức về SEO vậy thì hãy chuẩn bị cho website những bài viết thật chất lượng và up nó lên những cộng đồng hoạt động sôi nổi như 4rum, MXH, các group v.v…. Nếu bài viết của bạn đủ thu hút để nhiều người vào đọc thì cơ hội lên top là khá cao đấy.
Bước 4: Thiết kế logo
Phong cách của logo sẽ là một hiệu ứng đáng kể cho website của bạn. Vì vậy, hãy chọn logo có kiểu dáng, màu sắc cũng như style phù hợp với giao diện web nhé.
Nếu bạn đã có logo? Tốt thôi, hãy chỉnh lại độ phân giải và up nó lên website, còn nếu bạn chưa có hoặc muốn chỉnh sửa cho logo đẹp hơn nữa thì dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:
- Tự làm: Có một số phần mềm thiết kế logo trên đó sẽ cho phép bạn tạo logo của riêng bạn. Với Tailor Brands, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tạo một logo với nhiều phong cách rất đẹp. Bạn có thể dùng thử miễn phí hoặc nếu thích thì chỉ cần 24$ để tải xuống.
- Fiverr.com: Đây là trang web dành cho các Freelancer, và tất nhiên là có rất nhiều Designer giỏi ở đó. Chỉ với 5$ bạn có thể có được logo sau vài tuần và với 20$ bạn có thể nhận được sản phẩm ngay trong tuần. Tất nhiên, hãy chú ý chọn lựa và đọc review của các Freelancer cho thật kĩ nhé. Và nếu chăm chỉ để ý, bạn rất dễ tìm đc các Designer chất lượng cùng chi phí hợp lí đấy.
- 99Designs.com: 99Designs sẽ tổ chức một cuộc thi để các Designer sẽ cạnh tranh bằng cách tung các thiết kế logo lên để cho doanh nghiệp bạn chọn. Đây có thể nói là một lựa chọn tuyệt vời vì từ đây bạn sẽ thấy được rất nhiều logo chuyên nghiệp và sáng tạo theo những cách rất đặc biệt, không những thế bạn chỉ phải trả chi phí cho logo nào ưng ý nhất. Rất thú vị phải không?
Bước 5: Thiết kế website
Thống kê cho thấy, người dùng chỉ mất chưa đầy 3s để quyết định có nên ở lại hay rời đi khi họ truy cập vào một website. Chính vì vậy, bạn phải tạo một ấn tượng thật tốt ngay từ lần đầu tiên khi người dùng truy cập. Dưới đây là một số lưu ý để bạn có thể giữ chân được khách hàng:
- Có điều hướng rõ ràng: Bạn nên đảm bảo người dùng sẽ hiểu được doanh nghiệp của bạn là ai, sản phẩm là gì, phải đi đâu để tìm hiểu về dịch vụ và cách liên hệ. Nếu bố cục trang web của bạn quá phức tạp và không rõ ràng, thì đồng nghĩa với việc bạn đang mất một lượng lớn khách hàng đấy.
- Sử dụng các nút Call To Action: Sử dụng hợp lí các nút Call To Action sẽ giúp thu hút ánh mắt của người dùng từ đó dẫn dắt họ thực hiện hành động mà bạn mong muốn để đạt được doanh thu cho doanh nghiệp.
- Tốc độ website: tải chậm 0.1s, mất 1% doanh thu. Điều đó lại càng đúng trong thời đại số hiện nay. Hãy tận dung ngay công cụ Page insight của google để kiểm tra tốc độ tải trang của bạn nhé. Để đảm bảo tốc độ tải trang, bạn có thể xem xét sử dụng dịch vụ từ các nhà cung cấp máy chủ chất lượng như Google, Hawhost, Godaddy nhé
In conclusion
Trong thời đại số hiện nay, người dùng rất dễ bị ngợp bởi khối lượng thông tin mà các nhà cung cấp đưa ra, và việc đưa ra lựa chọn thực sự là việc rất khó khăn. Nhất là khi chọn sai nhà cung cấp máy chủ sẽ dẫn đến website bị chậm, gặp trục trặc trong vấn đề vận hành thì bạn sẽ lại phải đổi hosting, di chuyển dữ liệu và tất nhiên điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất kinh doanh rồi. Vậy hãy nên suy nghĩ và cân nhắc thật kĩ trước những tên tuổi lớn như Google, WordPress nhé.
Liên hệ Gimasys để được hỗ trợ tư vấn đặt Website trên nền tảng Google Cloud Platform:
- Hotline: Ho Chi Minh: 0974417099 – Hanoi:0987 682 505
- Email: gcp@gimasys.com
- Sign up for a free trial: Here
Update: Gimasys